Ảnh hưởng Thảm sát Batavia năm 1740

Vermeulen mô tả vụ thảm sát là "một trong những sự kiện nổi bật nhất trong của chủ nghĩa thực dân Hà Lan trong thế kỷ 18".[lower-alpha 7][67] Trong luận án tiến sĩ của mình, W. W. Dharmowijono cho rằng sự kiện này đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn học Hà Lan thời bấy giờ, một trong những ví dụ là bài thơ của Willem van Haren đã lên án vụ thảm sát (có niên đại từ 1742) và nhiều bài ​​thơ của các tác giả vô danh, xuất hiện cùng thời, đã phê phán người Hoa.[68][69]

Những từ miệt thị người gốc Hoa đã xuất hiện trong ngôn ngữ đại chúng ở Indonesia, ở cả cấp độ địa phương và toàn dân. Ví dụ, từ Cina đã được sử dụng từ năm 1967 thay thế cho từ vốn thông dụng trước đó Tionghoa, nó được hiểu là có nghĩa tiêu cực tương tự với từ inlander (người bản địa) chỉ người bản xứ Indonesia và từ Nigger (mọi đen) chỉ người gốc Phi[70]. Từ Tionghoa đã được sử dụng lại sau khi bắt đầu Cải cách. Nhưng sau này từ Cina không được coi là tiêu cực bởi các thế hệ trẻ của người Hoa ở Indonesia. Tuy nhiên cách đánh vần quốc tế từ China có h vẫn được chấp nhận rộng rãi hơn.

Khi ấy, nhà Thanh có hạn chế về việc đi ra ngoài biển, những ai đã đi ra thì không thể quay trở về.[71] Vì thế khi tin tức về vụ thảm sát truyền đến triều đình, Càn Long Đế đã cho rằng đây là những kẻ chống lại lệnh của triều đình, đáng bị chính pháp, ra ngoài có chuyện gì thì tự lo lấy.[71]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảm sát Batavia năm 1740 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/283434/G... http://books.google.com/?id=FrFGAAAAMAAJ http://books.google.com/?id=Q78JAAAAMAAJ http://books.google.com/books/about/The_history_of... http://books.google.com/books?id=CH0p3zHladEC http://books.google.com/books?id=Th2LQXthyrsC&pg=P... http://books.google.co.id/books?id=0GrWCmZoEBMC http://books.google.co.id/books?id=0gOMTC8I7s4C http://books.google.co.id/books?id=0q_r9aYSF_MC http://books.google.co.id/books?id=YNBmIu5m6hAC